“Tú ơi xem giúp mình đây có phải là nấm linh không… mình thấy nó mọc ở cái cây gần nhà”, đây là một trong những câu hỏi được nhiều bạn gửi về cho Tú khi phát hiện được một loại nấm giống với linh chi.
Vì vậy hôm nay Tú sẽ viết một bài về cách nhận biết nấm linh chi trong tự nhiên, hi vọng sau khi xem xong mọi người sẽ có thêm kiến thức về loại nấm này. Ah bài viết này chủ yếu là hình ảnh và ngắn gọn sẽ không có dài thướt tha chuyên sâu như các bài trước.
1. Cách nhận biết nấm linh chi
- Hình dạng: Hơi tròn hoặc hình bầu…mặt trên hơi bóng có màu sắc, bên dưới có màu trắng đục hoặc vàng nhẹ. Nấm được cấu tạo bởi gỗ nên khi bóp vào sẽ tương đối cứng và có cảm giác hơi mềm nếu nấm còn non hoặc còn tươi. Ngoài ra nấm còn có chân (cuống nấm) ngắn hay dài tùy thuộc vào từng giống loại và kích thước khoảng từ 1 -100cm.
- Màu sắc: Đỏ, nâu đỏ, vàng, đen, tím…
Về cơ bản chúng ta chỉ có thể nhận biết được nấm linh chi một cách dễ dàng nếu nấm phát triển ở môi trường kiểu như được nuôi trồng, nhưng ở điều kiện môi trường tự nhiên khắc nghiệt thì lại là chuyện khác vì nấm linh chi có rất nhiều giống loài khác nhau và khi chịu tác động của môi trường nấm sẽ phát triển không được tốt, dẫn tới màu sắc hình dáng kể cả dược tính cũng có thể thay đổi.
2. Kinh nghiệm nhận biết nấm linh chi trong tự nhiên
Ở đây chúng ta nên tóm gọn trong đất nước Việt Nam mình thôi nhé, với khí hậu ôn đới nên điều kiện môi trường này rất thích hợp với loại nấm linh chi đỏ (phổ biến là giống nấm xích chi được nuôi trồng rất nhiều ở vùng Đông Nam Bộ).
Nếu ở các vùng lạnh hơn có thể tìm thấy các giống nấm hồng chi (Linh chi Đà lạt, giống nấm DT Quốc gia), đặc biệt trong rừng ở Quảng Nam ta có thể bắt gặp được nấm Lim Xanh… Kích thước của các loại nấm trên khoảng 5 -15cm. Hoặc bạn cũng có thể bắt gặp nấm linh chi rừng ở các vùng Tây bắc với các hình thù khác nhau.
Có một đặc điểm dễ phân biệt nhất đó là viền trắng xung quanh tai nấm hoặc viền bên ngoài có màu hơi nhạt hơn bên trong tai nấm, hoặc khi nấm mới được hình thành, những nụ nấm này nhú lên như những sừng hươu và có 2 màu rõ rệt: bên dưới là màu vàng cánh gián, bên trên là trắng đục. Đây là giai đoạn nấm đang triển thôi nhé mọi người nếu nấm đã quá già thì thật là khó đấy, chưa kể ở môi trường tự nhiên nấm bị tác động của sâu bệnh – mốc xanh – địa y… thì gần như không thể nhận diện được.
Nấm linh chi mọc từ cây gỗ nào?
Nấm linh chi trong tự nhiên có thể mọc trên nhiều loại thân cây, với các thân cây chết và bị mục là điều kiện lý tưởng để linh chi phát triển. Từ các thân cây như: dừa, mít, xoài, tràm, nhãn, cao su, bồ kết, đào, nghiến, muồng đen, gỗ lim… tùy vào nguồn dinh dưỡng nấm có thể phát triển chỉ với 1 quả thể duy nhất hoặc một cụm.
Cách nhận biết cũng đơn giản phải không mọi người, ah còn phải nhắc mọi người một vấn đề này nữa là không nên dùng đâu nhé vì đã có nhiều bạn gửi hình ảnh về cho Tú, đa phần là nấm đã bị mốc xanh – mọt – địa y phát triển hoặc chỉ là linh chi phá gỗ không có dược tính… dùng cực kỳ độc hại nhé mọi người.
Hình ảnh từ các bạn đọc giả gửi về, mình xin sử dụng làm tư liệu cho mọi người tham khảo
Nấm linh chi mọc trong tự nhiên có loại dùng được có loại không, để đảm bảo sức khỏe nên dùng nấm có nguồn gốc rõ ràng.
Nhà em có cây nấm mọc ở gốc mít đã bị mục có hình dáng giống nấm linh chi và những gì trên bài viết chia sẻ nấm đã già em đã nhổ nấm vào phơi nhưng chưa giám dùng
bùi văn biên .mình ở lâm đồng theo những gì bạn chia sẻ chắc chắn cái nấm ở gốc bơ mục nhà mình là linh chi .nhưng ko dám thử mình phơi khô ngửi có mùi hương rất dễ chụi nhưng thử thì ko dám .
Nấm linh chi mọc từ cây xoan có dùng được không bạn ơi.
Nhà mình có cây nấm mọc ở gốc cây cau.nhìn hình dáng giống với lâm ninh chi không biết có sử dụng được không. Mong được chỉ dẫn
Mình thấy mọc lên từ cây chôm chôm già của nhà Mình, phải linh chị không nhỉ