Nấm linh chi hiện nay đã phổ biến nên không có gì xa lạ với nhiều người, nhưng nấm linh chi cũng có nhiều loại. Để hiểu rõ hơn nay chúng ta cùng tìm hiểu nhanh về linh chi cổ cò, xem có khác biệt gì không.
Nấm linh chi cổ cò
1. Đặc điểm
Nấm linh chi cổ cò có tên khoa học là Ganoderma Lucidum thuộc nhóm linh chi đỏ hay còn gọi là nấm cò đỏ, và được biết đến với tên gọi khác là “Nấm muỗng”. Mỗi vùng mỗi miền sẽ có tên gọi khác nhau vì vậy mọi người nên lưu ý để tránh bị nhầm lẫn.
Nấm có hình dạng đặc trưng với chân nấm dài và nhỏ có mũ nấm nhìn như cổ con cò, hay giống cái muỗng (đơn giản vì giống cái muỗng)… Loại nấm này thường được tìm thấy trên thân của các loại cây lồ ô đã chết lâu ngày hay các loại cây khác bằng cách sống ký sinh.
Nấm cổ cò thường có vị đắng đặc trưng và mùi thơm riêng và thường được tìm thấy phổ biến nhất tại các vùng núi Tây Nguyên. Thời gian thu hái nấm có thể dao động trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng cho đến tháng 9 tháng 10. Loại nấm cổ cò này thường được nhầm sang là nấm lim xanh vì có hình dáng tương tự, không để ý kỹ sẽ nhầm ngay.
Nấm linh chi cổ cò đỏ được thu hái trong từ nhiên có 2 loại
- Nấm cổ cò đen: Thường mọc từ cây lồ ô hay còn gọi là cây trúc người ta gọi là nấm trúc hay nấm lồ ô, loại nấm cổ cò đỏ thường hiếm khi mọc ở cây lồ ô và có phát triển với số lượng ít. Nấm có mày đen tím, không phải đen than.
- Nấm cổ cò đỏ: Thường mọc trên nhiều loại cây mục khác nhau, về hình dáng nấm có cọng dài thường từ 10cm – 20cm có thân dài hơn. Nấm có màu đỏ sậm hoặc nhạt tùy vào thời điểm thu hái được.
2. Tác dụng
Theo một số tài liệu trong Đông y: nấm cổ cò có vị ngọt, tính bình và hơi đắng vào kinh can, tâm và phế, có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh, ngoài ra có khả năng nâng cao sức khỏe.
Về cơ bản nấm cổ cò có công dụng cũng tương đương với những loại linh chi đỏ khác, nếu ở môi trường phát triển khác nhau sẽ có khác biệt đôi chút về thành phần dược tính, nhưng không đáng kể và cũng không chênh lệch quá nhiều.
Nếu mọi người đã từng dùng qua bất kỳ loại linh chi nào rồi sẽ cảm nhận được những dấu hiệu thay đổi trong cơ thể nhanh nhất đó là giúp ăn ngon miệng hơn, cải thiện giấc ngủ (ngủ dễ dàng và sâu giấc hơn). Đặc biệt là giảm huyết áp khá tốt và còn có khả năng giảm đường huyết. Vì sao mà những người bị huyết áp thấp và dễ bị tuột đường huyết thì nên hạn chế sử dụng.
Ngoài ra nấm cổ cò cũng giúp phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính như: Viêm gan, tiểu đường, ung thư… (mọi người lưu ý nấm có tác dụng ở những bệnh này chỉ ở mức tương đối vì vẫn đang được nghiên cúu, hoặc đang được thử nghiệm trên chuột và trên một số người ở một số loại bệnh nhất định)
Nếu mọi người muốn hiểu rõ chi tiết hãy xem bài nghiên cứu công dụng của nấm linh chi (được trích dẫn và biên dịch từ các tài liệu của nước ngoài bằng tiếng Việt)
3. Cách dùng
Đơn giản nhất khi dùng nấm cò đỏ là thái lát (thái nhỏ) nấu với nước sôi trong khoảng 30 phút, hoặc có thể kết hợp thêm với một số vị thuốc khác để dùng chung. Trong quá trình bào chế thuốc nên dùng kết hợp với các vị thuốc tự nhiên khác theo chỉ định của thầy thuốc chuyên môn hoặc có thể dùng duy nhất nấm linh chi cổ cò.
Nếu chưa rõ mọi người có thể xem cách chế biến nấm linh hiệu quả tại đây
Công ty mình có mua nấm linh chi cổ cò thiên nhien ko ạ nếu có liên hệ mình