Bịch phôi nấm bào ngư xám hiện nay có nhiều loại cổ khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là 34mm, vậy các loại cổ này có ý nghĩa gì trong quá trình sản xuất nấm bào ngư.
Hôm nay chúng ta sẽ không so sánh về kích thước cân nặng sẽ cho năng xuất như thế nào, mà cũng xem chất lượng nấm cùng một loại bịch phôi nhưng khác nhau ở cổ bịch, tức là khác nhau về kích thước miệng bịch (vị trí cho ra nấm).
Hiện nay trên thị trường phổ biến với 2 loại phôi nấm bào ngư xám đường kính miệng bịch là 27mm và 34mm, có một số nơi họ sản xuất 32mm nữa nhưng hiếm, đặc biệt có những nơi trên 50mm mục đích là muốn ra nấm trong 1 lần thật nhiều
Nếu như bạn mua bịch nấm về nhà để trồng với số lượng ít khoảng vài trăm thì không thành vấn đề, nói chung là không ảnh hưởng gì. Nhưng nếu trồng với số lượng lớn như chục nghìn bịch trở lên thì nó lại có vấn đề. Đôi khi chúng ta lại hỏi “tại sao không làm chung một kích thước nhất định cho khỏe đỡ phức tạp”.
1. Bịch bào ngư xám cổ 27mm
Loại cổ này có tiền đề là phát triển từ các cổ nấm khác như mộc nhĩ, linh chi… nên có cùng kích thước nhưng được làm bằng nhựa thay vì giấy để nấm phát triển và thu hoạch nhiều lần tránh bị nhanh hư như giấy.
Đặc thù của bịch cổ 27mm là nấm sẽ ra được nhiều đợt trung bình khoảng từ 8 – 10 lần trong khoảng thời gian 4 – 5 tháng với lượng nấm cho ra các lần rất đều nhau.
Ví dụ như lần đầu cho năng xuất được 30g thì lần sau cũng khoảng trương đương 20 – 30g và năng xuất sẽ giảm dần đều.
Ưu điểm: Cho các lần ra nấm đều nhau
Nhươc điểm: Tốn thời gian nuôi trồng, làm giảm năng xuất nếu như kỹ thuật nuôi trồng chưa tốt.
Loại bịch cổ 27mm này hiện nay gần như rất ít nơi sản xuất, mà gần như tập trung sản xuất cổ 34mm như bên dưới.
2. Bịch bào ngư xám cổ 34mm
Loại cổ 34mm sẽ cho nấm ra rất nhiều và nhanh trong khoảng 5 – 8 đợt với thời gian khoảng 3 – 4 tháng. Nhưng ở các lần cho ra nấm sẽ có chênh lệch lớn như nấm sẽ ra nhanh ở các lần đầu tiên và thứ hai hoặc ba. Đến các lần sau nấm sẽ ra rất ít và có sự chênh lệch lớn giữa các đợt sau này.
Ví dụ lần đầu ra 60g các lần tiếp theo sẽ giảm đều như 20 – 40g
Ưu điểm: Rút ngắn thời gian nuôi trồng, dễ vệ sinh, hạn chế rủi ro…
Nhược điểm: Chênh lệch năng xuất tương đối cao giữa các lần ra. Nhưng cũng phụ thuộc vào quá trình thu nấm, nếu ở mức trung bình với nhỏ vừa thì các đợt cho ra cũng sẽ gần như tương đồng.
Vì sao nên dùng bịch có cổ 34mm
Cổ 34mm sẽ cho ra nấm nhanh rút ngắn được thời gian nuôi trồng trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng nấm, vì khi để bịch lâu sẽ không có gì đảm bảo rằng bịch sẽ không bị hư trong quá trình chăm sóc. Rút ngắn thời gian sẽ hạn chế được rủi ro hư bịch.
Bạn có nhắm đủ kỹ thuật và may mắn để thu nấm tới 10 đợt hoặc hơn không? thời gian quá dài sẽ dẫn tới thay đổi thời tiết môi trường xung quanh, ủ sâu bệnh nhiều, bịch sẽ yếu dần trước các loại nấm mốc,… và những đợt càng về sau nấm sẽ ra rất kém chỉ một vài cong nhỏ.
Cá nhân mình vẫn thích dùng cổ lớn hơn và mình cũng khuyên các bạn nên dùng cổ lớn 34mm
Có những nơi dùng cổ 42 với 52mm nhưng mình chưa làm thử nên không biết như thế nào, nếu có bạn nào đã thử qua thì để lại bình luận bên dưới cho mọi người cùng tham khảo nhé.
Xem mô hình trồng nấm bào ngư tại đây để hiểu vì sao hiện nay đa phần mọi người lại chọn cổ 34mm trở lên
em giỏi quá. Cám ơn em . Gia đình Chị cũng muốn trồng nấm để phát triển kinh tế gia đình.Chị đã đọc trên 10 bài viết chia sẽ kinh nghiệm của em.Thấy rất hay.Nhưng không biết khi áp dụng Chị có thực hiện theo đạt không.Sẽ cố gắng.Một lần nữa cám ơn em đã nhiệt tình chia sẽ, hướng dẫn tận tình ! Chị nghĩ cũng sẽ có nhiều ace cảm ơn em lắm đó!
Mình muốn học kỷ thuật trồng nấm tại nhà,không biết ở Tp HCM có địa chỉ nào tư vấn và học tập không bạn,nếu biết thì chia sẹ với mình nha.
Cám ơn anh đã chia sẻ, em đã đọc hết các bài viết của anh thật sự rất hay và có tâm huyết