Tưới nước trong quá trình trồng nấm là khâu rất quan, không chỉ đơn giản là xịt nước lên nấm hay lên trại là xong. Nếu làm chưa đúng sẽ dẫn tới hư bịch giảm năng xuất và giảm chất lượng nấm
1. Tưới nền
Mục đích của tưới nền là giảm nhiệt độ và tăng ẩm cho trại. Thực hiện bằng cách tưới nước xuống nền trực tiếp làm ướt nền. Hoặc thông qua các hệ thống tưới phun sương vừa tưới bịch và tưới luôn nấm và kèm theo tưới cả nền.
Tránh tưới nền quá nhiều dẫn đến nước ngập úng lâu, gây mất vệ sinh giàn trại và tác nhân giúp nấm mốc dễ dàng phát triển.
2. Tưới sốc nhiệt
Tưới sốc nhiệt cho phôi nấm bào ngư giúp tạo đinh ghim và hình thành quả thể, tức là tạo điều kiện lý tưởng để bịch phôi ra nấm. Điều kiện để tưới sốc nhiệt thành công là phải chênh lệch khoảng 10oC trước và sau khi tưới. Trường hợp sau khi tưới nhiệt độ chỉ chênh lệch với trước khi tưới chỉ vài độ như vậy sẽ không có kết quả.
Ví dụ
Nhiệt độ môi trường và bịch là 28oC sau khi tưới nước thật nhiều làm nhiệt độ giảm xuống dưới 20oC hoặc xuống 18oC là thành công.
Nhiệt độ môi trường và bịch là 30oC sau khi tưới sốc nhiệt giảm xuống còn 26oC như vậy sẽ không có kết quả tốt.
Ví dụ
Ngày 30oC, đêm xuống 25oC khi tưới nước lên bịch sẽ giảm xuống còn khoảng 20 – 22oC, như vậy có thể xem là đã tưới sốc nhiệt thành công.
Kiểm chứng thực tế
Môi trường ngày khoảng 35oC nhưng có đêm trở trời xuống dưới 25oC vài ngày sau là bịch gần như đồng loạt ra nấm.
Nhiệt độ môi trường Thành Phố Bảo Lộc – Lâm Đồng ngày 32oC tới đêm xuống 21oC là nấm tự ra đồng loạt.
Có cần phải tưới sốc nhiệt không
Thực tế nếu môi trường luôn duy trì ẩm cao khoảng 80 – 95% liên tục nấm cũng sẽ tự ra, có thể sẽ không đều như tưới sốc nhiệt. Để khắc phục vấn đề này nếu không tưới sốc nhiệt được chúng ta chỉ cần tăng ẩm lên cao và tưới lên bịch ở mức vừa phải.
Kiểm chứng thực tế
Có những ngày bão và mưa nhiều làm ẩm cao gần như 100%, nấm ra rất đều và đẹp, mặc dù không hề tưới bịch hoặc tưới nền.
3. Tưới nấm
Tưới nước lên nấm giúp nấm phát triển tốt, nấm sẽ cho màu tối nhìn đẹp hơn.
Có thể tưới bằng vòi nước trực tiếp nhưng chỉ nên tưới lướt qua lướt lại nhẹ nhàng vài lần. Dùng vòi phun sương thì tưới đến khi trên tai nấm ướt và đọng lại nước là được.
Ngày mưa ẩm cao không nên tưới hoặc có thể phun sương nhẹ.
Ngày bình thường tưới 2 – 3 lần.
Ngày nắng nóng oi bức 3 – 5 lần
Có thể tưới ít hơn hoặc nhiều hơn tùy vào tình trạng thời tiết, tình trạng cây nấm… nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố môi trường đặc thù của nấm bào ngư xám.
Ví dụ
4h sáng bạn cần hái nấm để bỏ mối ở chợ, bạn muốn nấm nặng cân nên 3h sáng bạn tưới nấm ướt. Nếu nấm này đem bảo quản tủ lạnh hoặc để môi trường tự nhiên sẽ nhanh hư. Thay vì làm vậy bạn nên tưới lúc 9h tối, thì chất lượng nấm của bạn sẽ tốt hơn.
Mình cũng đã thử nghiệm thực tế và nhận thấy nấm bào ngư vẫn có thể phát triển tốt khi ẩm cao mà không cần phải tưới nước trực tiếp lên nấm. Xem thử nghiệm đó tại đây.
4. Tưới bịch
Rửa sạch bịch và giúp giảm nhiệt ở bịch nhằm giảm tốc độ kéo tơ khi phải đóng nắp quá lâu so với quy định. Trời nóng tơ meo kéo nhanh và để lâu dẫn tới tơ ăn kín cổ và già hóa, bịch sẽ khó ra nấm. Nếu trời mát lạnh chúng ta không cần phải thực hiện công đoạn này
Thực hiện bằng cách tưới phun sương hoặc bằng vòi xịt lên bịch trong thời gian ngắn.
Chào bạn , làm sao canh cho nấm ra đúng ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng
Cám ơn anh quá chi tiết anh có bán meo núm không anh 0947199722
E chào a Tú. Nếu ngyà 24 tiếng thì mình chia ra bao lâu tưới nấm 1lần ạ. Mình kết hợp giữa phun sương và nền luôn hay chỉ 1 và có cần tưới vách với màn không ạ. E xin cám ơn a
A cho e hỏi, nấm chỉ ra được 1 cây, hoặc ra cổ miệng, mình làm sao để khắc phục được tình trạng đó ạ
tai nấm mình ra màu trắng , nó k ra màu nâu là bị sao vậy a