“Theo nghiên cứu bào tử nấm linh chi có dược tính gấp 75 – 76 lần so với thân nấm trên cùng khối lượng” điều này có thể bạn sẽ gặp ở bất kỳ trên các bài báo khi nói về bào tử. Vậy nghiên cứu học hoa nào đã chứng minh điều đó? và chưa có một bài báo nào đưa ra dẫn chứng cụ thể về nghiên cứu mà họ nói tới là nghiên cứu nào, do ai tiến hành, tiến hành ở đâu.
DANH MỤC |
I. Bào tử nấm linh chi |
I. Bào tử nấm linh chi là gì
Bào tử linh chi hay còn được gọi là phấn có tác dụng duy trì nòi giống được xem như hạt giống có dạng trứng cụt (truncate) có cấu trúc lớp vỏ kép, màu vàng mật ong sáng, chính giữa khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu, kích thước bào tử rất nhỏ dao động ít nhiều khoảng từ 8 – 11,5 x 6 – 7,7 μm, phải xem dưới kinh hiển vi mới thấy được.
Bào tử linh chỉ cố hai lớp vỏ rất cứng, rất khó nảy mầm và chứa các thành phần giống như linh chi: Polyssacharide, triterpen, acid béo, acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lựợng, với hàm lượng đậm đặc hơn thân nấm. Khi linh chỉ phóng thích bào tử, nhìn xuyên qua ánh nắng sẽ thấy từng đợt bào tử bay trong không khí và bám vào mặt trên tai nấm tạo thành một lớp bụi mỏng màu nâu đỏ, rất mịn, như đất đỏ.
Vỏ bào tử khá dày, cỡ 0,7 – 1,2 μm có cấu trúc phức tạp, mặc dù kích thước biến đổi nhưng cấu trúc tinh vi của bào tử luôn có độ ổn định cao, dù là ở chủng nuôi trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc hay Việt Nam.
Kích thước biến động của bào tử ở các chủng loại khác nhau
Nguồn trích dẫn | Kích thước (µm) | Vùng thu mẫu |
1889 Patouuillard
1939 Imazeki 1964 teng 1972 Steyaert 1973 Pegler et al 1976 Ryvarden 1980 Ryvarden et al 1981 Kiet 1982 Bazzalo et al 1986 Melo 1986 Gilbertson et al 1986 Adaskaveg et al 1987 Petersen 1989 Zhao 1990 Hseu 1994 Thu 1994 Thu 1996 Tham |
10 – 12 x 6 – 8
9,5 – 11 x 5,5 – 7 8,5 – 11,5 x 5- 6,5 8,5 – 10,8 – 13 x 5,5 – 8,5 9 – 13 x 6 – 8 7 – 12 x 6 – 8 7 – 12 x 6 – 8 7,5 – 10 x 5 – 6,5 9 – 13 x 5 – 7 8,2 – 11,5 – 13,5 x 6,3 – 7,5 – 8,1 9 – 12 x 5,5 – 8 10 – 11,8 x 6,8 – 7,8 7 – 8 x 6 – 8 9 – 11 x 6 – 7 8,5 – 11,5 x 5 – 7 9 – 12 x 5 – 7 8 – 10,5 x 5 – 7 7,5 – 11,5 x 5,5 – 7 |
Đông DươngNhật bản
Trung Quốc Indonesia, Châu úc Anh quốc Bắc Âu, Phi Châu Đông phi Bắc Việt Agrentina Bồ Đào Nha Bắc mỹ Bắc mỹ Bắc âu Trung quốc Đài loan Hà bắc Việt Nam Lạng sơn Việt Nam Đà lạt Việt Nam |
II. Cách thu hoạch bào tử linh chi
Việc thu bào tử linh chi là việc không dễ dàng phải có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm trong nghề lâu năm mới có thể thực hiện hiệu quả. Trung bình 100kg nấm ta có thể thu được 1 – 2kg bào tử, nhưng nếu áp dụng một số phương pháp mới ta có thể thu được trên 5kg và hoàn toàn không đụng đến bào tử trên tai nấm như một số nơi thường nhắc tới.
Cách thu phấn linh chi như bài báo trên đã được một số nơi áp dụng và Trang Trại Nấm CNV cũng đã thử nghiệm với giống nấm Xích chi được xem là loại linh chi cho nhiều phấn nhất ở Việt Nam nhưng hiệu quả chưa thể đạt được như con số đưa ra ở trên. Bài báo trên cũng không nói rõ là áp dụng với giống nấm nào và cách thực hiện ra sao nhưng có lẽ đây được xem là bí mật nghề nghiệp.
III. Tác dụng của phấn nấm linh chi
Thực hư về bào tử có thành phần dược tính gấp hơn 75 lần so với thân nấm, có lẽ đã đươc nhiều nơi bán hàng quảng bá quá mức để quảng cáo sản phẩm.
Linh chi Lucidum bào tử (Reishi Houshi) sở hữu một lượng Triterpenoids cao hơn nhiều trên cơ sở trọng lượng khi so sánh với Linh chi tiêu chuẩn ( Lucidum ), nhưng là không đáng kể khác nhau hoặc ít hơn so với các loại linh chi khác.[1]Trong khi Triterpenes trong 6 chủng Linh chi tiêu chuẩn dao động từ 2443.1 +/- 45.6mcg/g đến 4441.2 +/- 328.4mcg/g, các bào tử trung bình ở 5549.2 +/- 317.3mcg/g (24% cao hơn dòng Ganoderma ghi nhận lớn nhất). Phiên bản nấm Linh Chi (Rokkaku-Reishi) trung bình giữa 5875,8 +/- 80mcg/g và 7034,2 +/- 274,8mcg /g (tất cả số lượng khô trọng lượng). Trong khi đó Hàm lượng polysaccharide gần tương tự ở 40,1% trọng lượng khô.[1] [2] [3] [4] [5]
Bảng so sánh dược tính của bào tử và thân nấm
Linh chi tiêu chuẩn | Thân nấm | Bào tử |
Triterpenoids (mcg/g) | 2443.1 +/- 45.6
4441.2 +/- 328.4 |
5549.2 +/- 317.3 |
Polysaccharide (mcg/g) | Tương đương |
Như vậy khi chọn mua nấm linh chi, mọi người cũng không cần quá máy móc là nấm phải có nhiều hoặc có bào tử, vì trọng lượng bào tử chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với trọng lượng thân nấm và thành phần hoạt tính cũng không có sự chênh lệch quá lớn.
Tác dụng của bào tử cũng không khác gì thân nấm và mọi người hãy xem lại bài viết về nghiên cứu tác dụng linh chi tại đây để hiểu rõ hơn.
IV. Cách dùng bào tử nấm linh chi
Bào tử linh chi có 2 lớp vỏ cứng, vì vậy trên thị trường đa phần là bào tử chưa phá vách nên khi sử dụng phải đúng cách để chiết xuất được hết chất và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
2. Phá vách
Bào tử phá vách có ba kỹ thuật để phá vách bào tử, trong đó phương pháp phân giải enzyme bằng nhiệt siêu thấp là hiện đại nhất, không làm mất đi các thành phần hiệu quả của bào tử. Tỷ lệ bị phá vỡ đạt tới 98%, đó là trị số cao nhất bằng phương pháp vật lý thuần túy để phá vỡ vách tế bào được nói tới trong các tài liệu, văn bản hiện nay trên thế giới.
Sau khi phá vách chúng ta chỉ thu lại khoảng khoảng 70% trọng lượng ban đầu do có nhiều hạt bị lép và rất dễ bị oxy hóa nếu không được bảo quản kỹ. Giá bào tử được phá vách cũng ở mức rất cao so với loại chưa bóc tách vỏ, nhưng để nhận biết loại đã được bóc tách là cực kỳ khó.
V. Giá phấn nấm linh chi
Tùy vào mỗi nơi bán sẽ có các mức giá khác nhau, thông thường bột bào tử sẽ có giá cao hơn khoảng 5 – 8 lần so với nấm linh chi.
Giá bào tử cao hay không, còn phụ thuộc vào cách thu hoạch có đảm bảo vệ sinh, có bị nhiễm tạp chất hay không.
Đối với bào tử bóc tách vỏ giá sẽ hơn gấp đôi so với loại chưa được bóc tách
Bào tử được thu đa phần sẽ có lẫn một số ít các phiến nấm nhỏ li ti màu trắng đục của linh chi (phiến gỗ này rơi ra từ mặt dưới của nấm) với tỷ lệ ~ 0,01%. Nếu bạn thấy có những phiến gỗ trắng này thì đây cũng là một cách nhận biết bào tử tốt.
VI. Tài liệu tham khảo
Tương ứng với các số trong [*]
- Quantitative determination of bitter principles in specimens of Ganoderma lucidum using high-performance liquid chromatography and its application to the evaluation of ganoderma products. Chem Pharm Bull (Tokyo). (2004)
- Kohguchi M, et al. Immuno-potentiating effects of the antler-shaped fruiting body of Ganoderma lucidum (Rokkaku-Reishi).Biosci Biotechnol Biochem. (2004)
- Watanabe K, et al. Lucidenic acids-rich extract from antlered form of Ganoderma lucidum enhances TNFα induction in THP-1 monocytic cells possibly via its modulation of MAP kinases p38 and JNK. Biochem Biophys Res Commun. (2011)
- Nonaka Y, et al. Anti-tumor activities of the antlered form of Ganoderma lucidum in allogeneic and syngeneic tumor-bearing mice. Biosci Biotechnol Biochem. (2006)
- Min BS, et al. Triterpenes from the spores of Ganoderma lucidum and their inhibitory activity against HIV-1 protease. Chem Pharm Bull (Tokyo). (1998)