Hiện nay nấm thức thần đã bị cấm ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, vì sao loại nấm này bị cấm thì chúng ta cùng tìm hiểu tác hại của chúng đem lại.
Nấm thức thần là gì?
Nấm thức thần có tên khoa học là Psilocybe pelliculosa và thuộc họ nấm Cortinariaceae. Ngoài ra nấm này có nhiều tên gọi khác như “Nấm thần kỳ”, Nấm ma thuật, hay Nấm Psilocybe.
Chúng mọc khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, Mêxico, Nam Mỹ, Bán đảo Scandinavia và vài vùng tại châu Á, đặc biệt cũng có thể tìm thấy trong tự nhiên ở Việt Nam.
Thuật ngữ thức thần (psychedelia) để mô tả trạng thái tâm thần phiêu diêu, “bay bổng”, thoát ly thực tại của những người ăn nấm.
Đặc điểm nhận dạng và sinh trưởng
Với chiều cao khoảng 5 – 12 cm, mũ nấm có đường kính 1- 2 cm. Mũ nấm có màu nâu vàng hay xám oliu, khi khô đổi sang màu rơm, hình nón có khi thành chóp nhọn được phủ một lớp bọc nhày trong.
Cuống nấm rất dài và mỏng 5 – 12 cm, đường kính cuống khoảng 0.2 cm, màu như mũ nấm, có khi chuyển sang xanh lục hay lam. Thịt nấm màu nâu nhạt, mùi nhẹ như mùi củ cải, vị nhạt, mọc nơi những chỗ có phân bò, cỏ mục hay gỗ mục.
Để duy trì nòi giống chúng tự phân tán bào tử bằng cách tạo ra các con gió riêng. Với việc tăng lượng nước thoát hơi trên bề mặt của nó. Lượng nước bốc hơi này cũng với không khí sẽ mang bào tử nấm đi.
2 loại phổ biến ở Việt Nam
Psilocybe Cubensis thường mọc trên phân gia xúc như trâu, bò, ngựa hoặc trên các chất nền như xác thực vật, như xơ dừa…
Nấm có màu nâu đỏ phớt hoặc nâu phớt vàng. Mũ nấm rộng từ 1.5 – 10 cm, hình nón hoặc hình oval. Khi khô màu sắc biến đổi sang trắng nâu hoặc trắng vàng, cũng có thể vàng hoàn toàn hoặc nâu vàng. Thịt nấm có màu trắng, đổi màu xanh dương khi bị dập. Bào tử có màu nâu tím thẫm cho tới đen.
Panaeolus Cyanescens thường mọc trên hoặc gần các bãi phân gia xúc. Phân bổ ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả 2 bán cầu bắc nam.
Mũ nấm có đường kính từ 1.5 – 4 cm, không dẻo, có màu hơi nâu khi ẩm, màu xám hoặc trắng khi khô. Bào từ có màu thẫm đen, khi bầm dập có màu xanh dương, mặt dưới mũ màu xám cho tới đen, mặt có vết chấm.
Tác dụng và tác hại
Do có chứa chất ma túy psilocine và psilocybine, khi ăn vào sẽ gây ảo giác đầy nguy hại.
Psilocybin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành psilocin tác động lên não bộ (hệ serotonine) và gây ảo giác, thường là ảo thị, hoang tưởng cũng thường gặp và hay có hoang tưởng bị hại”. Điều này rất nguy hiểm và giải thích lý do người sử dụng hay có hành vi tấn công người khác do nghĩ rằng mình bị hại.
Psilocin cũng gây các tác động trên hệ thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) và gây các rối loạn về huyết động như: tăng/giảm nhịp tim, tăng/giảm huyết áp tùy thuộc vào liều sử dụng (liều cao gây tác động trên hệ dopamine/norepinephrine), giãn đồng tử, tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi, buồn nôn/nôn…Các triệu chứng này gây ra do dùng quá liều và là nguyên nhân gây tử vong.
Lên thiên đường xuống địa ngục
Chỉ với 300.000 – 500.000/3g là có thể cho mình muốn chuyến “Trip”, thì hiện nay có trào lưu ăn nấm thức thần để tìm cảm giác lạc vào một thế giới khác. Nếu may mắn, sẽ có một “chuyến du lịch tốt đẹp” (good trip), không may sẽ trải qua “một chuyến du lịch xui xẻo” (bad trip)… Ngoài các tên gọi trên thì loại nấm này còn được nhiều người gọi là “nấm cười”.
Psilocine và psilocybine là hai hoạt chất có trong cây nấm đã bị đưa vào Công ước Liên Hiệp Quốc từ năm 1971 và hiện bị cấm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, LSD và psilocybin, psilocin có trong danh mục cấm từ năm 1995.
Không nên sử dụng nấm thức thần này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, loại nấm này đã bị nghiêm cấm buốn bán sử dụng ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
Mọi người có thể xem thêm các loại nấm quý hiếm ở Việt Nam, sẽ mang lại nhiều kiến thức về nấm và đặc biệt có thể phát triển kinh tế nữa đấy.
Nội dung tất bổ ích. Cảm ơn tác giả.